Nhung Hươu

Nhung Hươu

1. Nguồn gốc của vị thuốc nhung hươu

Nhung hươu là một vị thuốc quý có thể hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ hạ huyết áp, tăng sự co bóp tim, giúp tinh thần luôn thoải mái và nhiều tác dụng khác. Nhung hươu còn có tên gọi khác là ban long châu, quan lộc nhung, hoàng mao nhung, huyết nhung. Đây là phần sừng non của con hươu, con nai đực từ 3 tuổi trở đi. Chỉ những con đực có sừng được sử dụng để bào chế dược liệu nhung hươu, lộc nhung.

Các loại nhung hươu được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Huyết nhung: Là phần nhung ngắn mềm, mọng máu, chưa phân nhánh. Huyết nhung được xem là loại nhung hươu quý nhất và có dược tính đặc biệt cao.
  • Nhung yên ngựa: Là những chiếc sừng non mới bắt đầu phân nhánh nhưng các nhánh còn ngắn, phần phân nhánh bên dài bên ngắn giống như yên ngựa nên có tên gọi như vậy. Cần phải canh thời gian, khi thu hoạch nhung hươu, bởi nếu như để nhung phát triển thành sừng thì giá trị sử dụng thấp.

Hàng năm vào cuối mùa hạ, sừng của con hươu, nai sẽ rụng đi, vào mùa xuân năm sau sẽ mọc sừng mới. Mặt ngoài sừng thường có nhiều lông tơ màu nâu nhạt, bên trong sừng có chứa nhiều mạch máu.

Mùa lấy nhung của hươu, nai vào tháng 2 – 3 hàng năm. Vì vậy thợ săn thường đi săn vào mùa này để lấy được nhung hươu chất lượng cao. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng nhung hươu ngày càng tăng cao do đó một số nơi ở nước ta như Nghệ An, Hà Tĩnh đã tiến hành nuôi nhốt hươu, nai để cưa sừng tiêu thụ.

Khi cắt nhung hươu, nai cần cắt từ chỗ cách đáy nhung 3 – 4 cm. Máu chảy ra khi cắt nhung có thể được hứng và cho vào rượu uống để tăng cường sinh lý. Muốn cầm máu thì dùng mực tàu trộn với than gỗ sau đó bôi vào vết cắt, sau đó dùng vải băng lại để tránh côn trùng.

Trong nhung hươu có chứa các thành phần như:

Giá trị dinh dưỡng có trong nhung hươu

Được coi là một trong tứ đại dược gồm: “Sâm, Nhung, Quế, Bổ”, chính bởi thành phần của nhung hươu chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, tốt và bổ dưỡng cho cơ thể như:

  • Các loại axit amin, nguyên tố vi lượng, các khoáng chất như Ca, K, Na, Mg, protid, lipid,,, và nhiều các dưỡng chất khác nữa.
  • Glycosaminoglycans: Chất này có tác dụng là hình thành các mô liên kết, cải thiện khả năng hấp thụ nước, giúp bôi trơn khớp đồng thời giúp tăng độ dẻo dai và sức chịu đựng của khớp. 
  • Collagen: Được coi là cấu trúc chính của protein không gian ngoại bào trong nhiều mô liên kết của cơ thể con người.
  • Chondroitin: Đây chính là thành phần cấu tạo quan trọng của sụn, có khả năng giúp các khớp xương trong cơ thể dẻo dai, chắc khỏe và bền bỉ hơn.
  • Pantocrin: Được coi là có thể tái tạo được dùng để bào chế các loại thuốc đặc hiệu hỗ trợ điều trị suy giảm sinh lý và giúp trẻ hóa cơ quan sinh sản, nội tiết. Giúp cho chức năng sinh lý được tốt hơn.
  • Acid uronic: Là loại axit hỗ trợ chính trong các chức năng sinh hóa, nâng cao thể lực, kích hoạt các cơ quan trong cơ thể và tạo cảm giác hưng phấn, dễ chịu.
  • Alkaline Phosphatase: Có nhiệm vụ loại bỏ phosphate tập trung từ nhiều loại phân tử, bao gồm các nút Nucleotide, Protein và Ancaloit.
  • Prostaglandin: Giúp chống viêm và hỗ hồi phục vết thương nhanh hơn.
  • Hyaluronic: Đây là một loại axit duy nhất trong số các glycosaminoglycan có dạng ở màng tế bào, giúp ích đáng kể cho quá trình sản sinh tế bào mới, chuyển hóa tế bào cũ nên rất tốt cho khớp và duy trì vẻ tươi trẻ cho làn da.
  • IGF-1 :Đây là loại protein có tác dụng kích thích và điều hòa sự phát triển của tế bào và nhân trong xương, sụn, tế bào thần kinh nên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não cũng như chiều cao của trẻ nhỏ.
  • Bạch cầu trung tính: Nhung hươu tươi Hương Sơn chiếm tỉ lệ 40-70% trong cơ thể loài hươu, đây là thành phần không thể thiếu của hệ miễn dịch tự nhiên, do đó nó có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể một cách tự nhiên, hiệu quả.

2. Công dụng của Nhung hươu

"Công dụng của Nhung hươu là gì ?" Trong Y Học Cổ Truyền, nhung hươu là vị thuốc có vị ngọt, tính ôn, đi vào các kinh can, thận, tâm và tâm bào. Nhung hươu có tác dụng làm đầy tinh huyết, nhuận phế kim, mạnh nguyên dương. Vị thuốc nhung hươu rất tốt cho người có thể trạng yếu, cứng gân, người hư lao, phụ nữ băng huyết, rong huyết. Ngoài ra nhung hươu còn bổ thận, tráng dương, tốt cho nam giới.

Nhung hươu thường được dùng để:

  • Bổ thận tráng dương, sinh tinh.
  • Hỗ trợ trong điều trị liệt dươngxuất tinh sớmyếu sinh lý.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp cho cơ thể khỏe mạnh dẻo dai.
  • Tăng nội tiết tố nam, làm chậm quá trình mãn dục ở nam giới.

Theo Y Học Hiện Đại, nhung hươu có tác dụng:

  • Nhung hươu làm cường tráng cơ thể, giảm mệt mỏi, nâng cao khả năng tập trung, cải thiện giấc ngủ, tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa đạm.
  • Nhung hươu giúp bổ thận tráng dương, giúp cải thiện khả năng sinh lý, khả năng sinh sản và điều trị liệt dương ở nam giới.
  • Bồi bổ cho cơ thể, giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng, rất thích hợp cho những người lao động nhiều, làm việc nặng nhọc và mới ốm dậy hoặc sau phẫu thuật.
  • Nhung hươu làm tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, giúp tim co bóp mạnh hơn, giúp nhịp tim đập chậm lại.
  • Giúp các chị em phụ nữ cải thiện sắc tố da và tránh lão hóa
  • Nhung hươu có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố và tăng sinh các tế bào hồng cầu, bạch cầu.
  • Tác dụng chống lở loét.
  • Có tác dụng giúp trẻ em tăng nhanh về cân nặng và chiều cao.
  • Nhung hươu có tác dụng giúp tăng sự phục hồi của xương gãy và giúp vết thương hở nhanh lành.

Lộc nhung thường chỉ tán nhỏ thành bột, hòa nước dùng uống, không cho vào thuốc sắc. Có thể dùng một vị lộc nhung hoặc phối hợp với các vị thuốc khác đều được. Liều lượng khuyến cáo: 1.2 – 4g lộc nhung mỗi ngày.

Các sản phẩm chính của Nhung Hươu được bán trên thị trường gồm có: Nhung hươu nguyên cặp, Nhung hươu thái lát, Nhung hươu xay bột, Nhung hươu sấy khô, Cao Nhung hươu (cao ban long), Cao hươu, Rượu ngâm nhung hươu ...